5B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM

Là một quốc gia nông nghiệp với nông nghiệp chiếm tỷ trọng 13,96% trong GDP, khu vực nông thôn chiếm tới 63% dân cư và 68% người làm việc, đã đến lúc tận dụng công nghệ để chuyển đổi số ngành nông nghiệp, hướng đến sự phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tương lai của nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào những tiến bộ công nghệ mới được tạo ra. Tuy nhiên, nông nghiệp chỉ có thể tiến bộ nếu mọi người hiểu được tầm quan trọng của công nghệ nông nghiệp và cách sử dụng nó đúng cách. Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực trạng ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp của Việt Nam và mục tiêu ngành nông nghiệp.

1. Sức mạnh của Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hiện nay, công nghệ đã và đang là một động lực mạnh mẽ và mang tính chuyển đổi trong nông nghiệp. Nó không chỉ thay đổi cách chúng ta trồng thực phẩm mà còn tăng hiệu quả và năng suất lên mức chưa từng có. Từ máy kéo đến thuốc trừ sâu, công nghệ đang liên tục phát triển nông nghiệp và giúp nông nghiệp phát triển với tốc độ chưa từng có. Gần đây ngành nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu quan tâm hơn đến nhiều các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực.

– Công nghệ trí tuệ nhân tạo đã được ứng dụng trong việc nuôi tôm nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của tôm nuôi.

– Công nghệ tự động hóa đã được áp dụng khá rộng rãi trong khâu chế biến thủy sản từ phân loại, hấp, đóng gói, dây chuyền sản xuất…, hỗ trợ giảm chi phí sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm thủy sản…

– Công nghệ cảm biến RFID có thể được sử dụng để theo dõi thực phẩm từ ruộng đến cửa hàng. Người dùng cuối, hoặc người tiêu dùng, sẽ có thể theo dõi chi tiết về thực phẩm họ tiêu thụ từ trang trại đến địa điểm mua. Công nghệ này có thể tăng độ tin cậy cho các nhà sản xuất và trách nhiệm của họ trong việc cung cấp sản phẩm và hàng hóa tươi sống.

 Công nghệ IoT, Big Data bắt đầu được ứng dụng thông qua các sản phẩm công nghệ số như phần mềm cho phép phân tích các dữ liệu về môi trường, đất đai, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây, người tiêu dùng có thể truy xuất và theo dõi các thông số này theo thời gian thực…

– Công nghệ DND mã mạch được ứng dụng trong quản lý giống lâm nghiệp và lâm sản.

– Công nghệ GIS và ảnh viễn thám hỗ trợ xây dựng các phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh, phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng…

Chuyển đổi số sẽ mang lại những lợi ích vượt trội cho ngành nông nghiệp như giảm chi phí vận hành, khả năng tiếp cận khách hàng cao, người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp, chính xác nhờ dữ liệu báo cáo hàng ngày, giúp tối ưu hóa năng suất lao động của mỗi người trong hệ thống, tăng tính cạnh tranh của tổ chức.

2. Thực trạng của ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp của Việt Nam không được đồng bộ, độ phủ chưa rộng, khá manh mún khiến sự phát triển không đồng đều… Mô hình chuẩn quản trị sản xuất nông nghiệp: “Khu liên hợp + Công ty – Cụm xí nghiệp – Xí nghiệp – Nông trường” còn ít, nên hiện chưa có nhiều “nông dân số” như các nước trong khu vực.

Ngành nông nghiệp của chúng ta mặc dù đã tồn tại khá lâu nhưng chất lượng lao động và hàng hóa chưa cao, sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn hạn chế, người nông dân chưa thực sự am hiểu về thị trường và thị trường cũng khá mơ hồ về sản xuất. Đây cũng chính là lý do mà các đợt giải cứu sản phẩm của người nông dân vẫn diễn ra thường xuyên.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp khó khăn về cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng công nghệ mới chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, các công nghệ phụ trợ chưa tương xứng phù hợp trong ngành.

3. Mục tiêu chuyển đổi số nông nghiệp

Khoa học – công nghệ và tổ chức lại sản xuất được Bộ NN&PTNT đánh giá là 2 trụ cột quan trọng trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại. Cả 2 khía cạnh trên đều có liên quan mật thiết với chuyển đổi số.

Mục tiêu đến năm 2025 về phát triển Chính phủ số trong nông nghiệp đó là cơ bản hoàn thành cơ sở dữ liệu về cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng bản đồ số nông nghiệp sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở để thực hiện dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và DN, vận hành Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai phục vụ nông dân năng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua nền tảng số.

Về tầm nhìn chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 được xác định nhằm tạo dựng môi trường, hệ sinh thái số nông nghiệp làm nền móng, kiến tạo thể chế, thúc đẩy chuyển đổi từ “Sản xuất nông nghiệp” sang “Kinh tế nông nghiệp”; phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.

Chuyển đổi số giúp kết nối 9 triệu hộ nông dân với các DN chế biến, thương mại gắn với 100 triệu người tiêu dùng trong cả nước, thậm chí cả hàng tỷ người tiêu dùng trên thế giới. Đây là cơ hội để chúng ta thay đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị đã tồn tại của nền nông nghiệp nước ta hàng chục năm qua.

Reference:

Trong Tung & Nguyen Thanh Chung. (2021, July 11th). Nông nghiệp Việt Nam sẽ chuyển đổi số như thế nào? Retrieved January 1st, 2022, from https://kinhtedothi.vn/xu-huong-nong-nghiep-viet-nam-se-chuyen-doi-so-nhu-the-nao.html

fanpage

Youtube

Related Posts

Privacy Preferences
When you visit our website, it may store information through your browser from specific services, usually in form of cookies. Here you can change your privacy preferences. Please note that blocking some types of cookies may impact your experience on our website and the services we offer.